Hành trình từ con số 0 cho đến vị trí Project leader Thùy Trâm - Một cô gái tài năng, xinh đẹp và cơ duyên đồng hành cùng VACS, tìm kiếm đam mê với lĩnh vực BIM sẽ là chủ đề được VACS lựa chọn và gửi gắm đến quý độc giả với số phát sóng lần này.
Xin chào chị Thùy Trâm, cơ duyên nào để chị lựa chọn một ngành nghề liên quan đến các phương diện kỹ thuật nhiều như BIM, mà còn phải là một ngành nghề khác?
Thực sự, trước khi vào công ty, chị hoàn toàn chưa biết gì về BIM. Khi bắt đầu được có cơ hội làm việc tại công ty, được những anh, chị quản lý đào tạo và luân chuyển qua bộ phận BIM, được tiếp xúc với nhiều dự án, càng làm chị càng cảm thấy đam mê và yêu thích rồi thấy hợp với ngành từ khi nào cũng không hay biết.
Điều gì tại VACS thu hút chị để chị có thể đồng hành với nơi này hơn 7 năm?
Thời gian hơn 7 năm đồng hành với VACS là một quãng thời gian không quá dài mà cũng không quá ngắn, đủ để chị cảm nhận được những giá trị, cơ hội mà nơi đây đã đem đến.
- Yếu tố đầu tiên khiến chị lựa chọn đồng hành là vì đã quen với công việc hiện tại: được gắn bó với ngành trong nhiều năm, hiểu công việc nên lại thấy BIM thật sự thú vị, đôi khi cũng gặp những áp lực nhưng có thể dùng kinh nghiệm đã được học hỏi, cọ xát qua những dự án đều có thể giải quyết được. Bên cạnh đó, việc được làm đúng sở trường, sở thích thì chị sẽ chọn sự đồng hành, kiên trì với sự quyết định này.
- Tiếp theo đó chính là yếu tố Teamwork, tại VACS chị có những đồng nghiệp thân thiết, vui vẻ hòa đồng, hiểu tính, trải qua nhiều giai đoạn tăng ca tuy có căng thẳng nhưng mọi người luôn hỗ trợ lẫn nhau, yêu thương, sẻ chia, đồng lòng vượt qua những thử thách để có thể đi đến mục tiêu cuối cùng. Thực sự chị luôn cảm thấy biết ơn vì không phải môi trường làm việc nào cũng có thể tìm được những người đồng nghiệp dễ thương đến vậy.
- Yếu tố cuối cùng cũng là yếu tố quan trọng không chỉ đối với chính bản thân chị mà đây là yếu tố khiến cho hầu hết những người nhân viên lựa chọn đồng hành cùng VACS đó chính là phúc lợi. Những phúc lợi tại VACS có thể nói khá “ổn áp”, luôn quan tâm đến đời sống nhân viên cũng như sự phát triển của từng cá nhân.
Theo chị, với lĩnh vực BIM, đâu là những yếu tố cần thiết để có thể đi nhanh, đi xa và giỏi hơn trong ngành?
Đầu tiên đó chính là kiến thức nền tảng về xây dựng, thiết kế, kỹ thuật và công nghệ.
Tiếp theo bạn cần nắm vững các quy trình liên quan đến công trình xây dựng, từ giai đoạn phác thảo, thiết kế, cho đến thi công.
Bên cạnh đó, nếu muốn theo đuổi BIM các bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng sử dụng phần mềm BIM và các công cụ hỗ trợ. Thành thạo các phần mềm BIM phổ biến như Revit, ArchiCAD... để có thể tạo ra các mô hình 3D thông minh, chính xác và cập nhật liên tục. Bạn cũng cần biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ như AutoCAD, SketchUp, Photoshop... để hoàn thiện và trình bày các bản vẽ, hình ảnh của mô hình BIM.
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp. Bạn cần có khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan trong dự án. Bạn cũng cần biết cách chia sẻ và đồng bộ hóa thông tin giữa các thành viên trong nhóm làm việc BIM, sử dụng các nền tảng hỗ trợ như BIM 360, BIM Cloud,…
- Tư duy sáng tạo và linh hoạt. Bạn cần có tư duy sáng tạo để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, đưa ra các giải pháp tối ưu và phù hợp với yêu cầu của dự án, có sự linh hoạt để có thể thích nghi với các thay đổi trong yêu cầu của khách hàng, áp dụng các công nghệ mới và tiếp thu các kiến thức mới.
Vừa rồi là chia sẻ của chị Thùy Trâm, một cô gái chạm đến với BIM từ khi chưa hiểu và biết về lĩnh vực BIM, cho đến khi trở thành Leader tài năng. Hy vọng rằng câu chuyện này sẽ mang đến cho bạn nguồn cảm hứng cùng những bí kíp cần thiết giúp các bạn đang mong muốn theo đuổi và có dự định dấn thân vào lĩnh vực BIM hiểu hơn về BIM.
Hãy tiếp tục theo đuổi đam mê của bạn, luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển cá nhân và chuyên môn. Cuộc hành trình của bạn chỉ mới bắt đầu, có rất nhiều điều thú vị đang chờ đợi phía trước.